Tin tức

Xuất Nhập Khẩu Ở Việt Nam, Thực Trạng Và Xu Hướng Trong Tương Lai Gần

Ngày 24-09-2020 Lượt xem: 936

Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán hay trao đổi hàng hóa của các chủ thể giữa các quốc gia hoặc trong cùng một quốc gia. Trong đó các chủ thể có thể là pháp nhân hoặc không phải pháp nhân và vì mục đích tạo ra lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể.

Một số hình thức trong hoạt động xuất nhập khẩu như sau:

Hoạt động xuất khẩu

Xuất kinh doanh: hoạt động bán hàng hóa giữa ít nhất là hai chủ thể giữa các quốc gia.

Xuất phi mậu dịch: hoạt động như quà biếu tặng, hàng mẫu, di chuyển tài sản

Xuất gia công: xuất thành phẩm cho công ty thuê gia công mà trong đó công ty thuê gia công chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu để sản xuất thành phẩm

Sản xuất xuất khẩu: xuất thành phẩm cho bất kỳ đối tác nào và không liên quan đến đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu

Tạm xuất – tái nhập: xuất hàng hóa, nguyên phụ liệu trong một khoảng thời gian ấn định, sau đó sẽ nhập lại hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng nếu không nhập lại

Xuất khẩu tại chỗ: là việc mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất (EPE) và các doanh nghiệp nội địa trong cùng một quốc gia hoặc giữa hai doanh nghiệp trong cùng một quốc gia mà trong đó có một doanh nghiệp được chỉ định nhận hàng mà không phải là người mua trực tiếp của nhà xuất khẩu.

Hoạt động nhập khẩu

Nhập kinh doanh: là hoạt động mua hàng hóa từ nước ngoài và nhập vào Việt Nam tiêu thụ nhằm mục đích sinh lời

Nhập phi mậu dịch: là hoạt động biếu tặng, hàng mẫu, di chuyển tài sản

Tạm nhập – tái xuất: nhập hàng trong một khoảng thời gian ấn định sau đó phải tái xuất hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng nếu tiêu thụ trong nước.

Nhập gia công: nhập nguyên phụ liệu từ đơn vị thuê gia công

Nhập sản xuất – xuất khẩu: nhập nguyên phụ liệu từ bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào mà không chịu sự chi phối hay giằng buộc về các quy định liên quan đến phí nhân công, mẫu mã….

Nhập khẩu tại chỗ: tương tự xuất tại chỗ, là các hoạt động giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa trong nước. Hoặc giữa hai doanh nghiệp nội địa trong nước nhưng một trong hai doanh nghiệp là doanh nghiệp được chỉ định nhận hàng và không có hợp đồng trực tiếp với nhà xuất khẩu trong nước.

no-name

a

29/12/21

abc